Thursday, January 30, 2014

Tóan 723 Đòan Công Tác 72

Th/Úy Nguyễn Văn Tùng, Tr/Sĩ Nguyễn Tấn Quang, Th/Úy Lê Văn Hậu, Tr/Sĩ Hoàng Như Thiết, Tr/Sĩ Hùynh Thanh Phong,

Theo lời yêu cầu của anh , Hậu xin gởi bài “ MỘT QUẢNG ĐỜI TÔI ” do Cúc ( nhà tôi ) nghe tôi kể về những mẩu chuyện đường rừng của Toán 723 nên đã ghi lại để dự định mang đi tham dự Đại Hội của bà Khúc Minh Thơ vào năm 2008 tại Dallas. Nhưng rất tiếc thiếu sót rất nhiều chi tiết và tâm trạng khúc mắc của các anh em trong Toán 723 trong thời gian hiểm nguy tại Bạch Mã, đó cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra vụ “thảm sát “ tại Đoàn 72 mà rất tiếc Tr/Ta Phó là người xui xẻo số mạng đưa đầy về làm Đoàn Trưởng một thời gian ngắn phải nhận lảnh. Lẻ ra …..


Dầu đã 38 năm qua, nhưng Hậu vẩn còn nhớ chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em SQ, có cả Trung Úy Minh, anh Tr/uy Quãng, Đ/úy Tùng, Hậu v.v đang ngồi họp lắng nghe tình hình chiến sự và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút về Đá Bạc. Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất khó khăn bởi súng phòng không của VC. đã không tôn trọng, vi phạm Hiệp Định Ba Lê trắng trợn . Lệnh T/tá Minh chỉ định Toán 723 “phải ” ở lại trấn thủ Bạch Mã, để chờ vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn Bộ chỉ Huy Đ72 và các Toán khác rút về Đá Bạc.


Trước đây Bạch Mã chỉ là nơi đồi núi bỏ hoang, nhưng sau khi ký Hiệp Định Ba Lê, để ngăn chặn sự lấn đất dành dân của VC, nên các Tóan xâm nhập nhảy lên thám sát trước làm đầu cầu và sau đó bộ binh và các Đoàn lên lập căn cứ Tiền phương để từ đó thả Toán xâm nhập thám sát vào Trường Sơn lấy tin tức và cắm cờ trên các ngọn cây cho Uỷ Ban Quốc Tế 4 bên thấy đó là vùng của Quốc Gia.


Khi Đoàn 72 triệt thoát khỏi Bạch Mã trong cảnh bom đạn hiểm ngụy. Mổi lần máy bay trực thăng bay lên Bạch Mã là bi VC bắn súng phòng không và phóng pháo vào đồi liên tuc. Cảnh tượng rút lui vội vàng nguy hiểm, có người không kịp lên sàn phải đeo chân càng máy bay để thoát ra khỏi đỉnh đồi Tử Thần Bạch Mã. Sau khi Đoàn 72 rút lui, Bạch Mã chỉ còn lại Toán 723 gồm có Th/uý Tùng, tôi và 10 HSQ nhân viên Toán trấn thủ đỉnh Bạch Mã để chờ vài ngày sau bộ binh sẽ lên thay thế. Có lẽ định số mang cái tên Hậu, có nghĩa là sau cùng, bao sau??? nên nay tôi, và anh em Toán 723 thui thủi ở lại một mình trên đỉnh đồi tử thần Bạch Mã .


Khi Đoàn 72 còn trấn đóng thì ngọn đồi có khoảng 6 vọng gác, nay chỉ còn lại Toán 723, vòng đai lại quá rộng nên chúng tôi co cụm phòng thủ trong căn nhà lầu đổ nát mà thuở xưa là nơi nghỉ mát của vua quan nhà Nguyễn, và hằng đêm chúng tôi chia làm 2 vọng gác hai đầu cửa ra vào của căn nhà lầu, thỉnh thoảng rảo bước xem động tịnh quanh vòng đai hàng rào của ngọn đồi để xem có gì khả nghi không.


Theo lệnh, Toán 723 ở lại Bạch Mã vài ngày để chờ bộ binh lên thay thế. Nhưng ! Hởi ơi ! gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc, bị thương của lính Đia Phương Quân nhờ Toán giúp đở, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế. Hằng ngày, các anh em luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về BCH Đoàn 72 tại Đá Bạc để xem có bộ binh lên thay Toán chưa. Nhưng bên kia đầu máy PRC 25 cũng như mọi lần rè tiếng nói :


Chưa , cứ chờ đó.


Sự bất mản của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thạy chứ . Cũng trong thời gian đó, thêm một người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 tử trận, tôi xin BCH 72 cho tôi lội bộ một mình về dự đám tang của người em nhưng không được chấp thuận. Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán "bị đì " nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bac. tới đâu thì tới bến luôn,( có phải " Lôi hổ chết bỏ " không đây ???..)


Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72, chúng tôi từng chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen và phì phà khói thuốc se xì ke làm lâng lâng tâm thần đê mê trong chốc lát.


Tôi buồn bả lắc đầu : Các em cứ ra đi để sống, còn anh và Th/u Tùng phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã.


Thấu hiểu vì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm và phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó là đúng hay sai? ( 30/4/1975 ? ) nhưng phải thi hành trước khiếu nại sau????. nên tôi và Tùng đành chấp nhận ở lại cùng Bạch Mã. Rất may tụi vẹm vc và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mả chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác. Sau 2 ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẩn một số anh em gồm các Toán và vài anh em 723 sau khi trể phép,dù chuồn đi chơi,bị quân cảnh bắt, lội bộ đường rừng lên bổ sung cho chúng tôi. Vì vậy Ch/uý Phong không phải mang danh xưng một Toán nào của Đ72 lên hổ trợ chúng tôi cả. Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Thanh Phong ( Phong đen ) hướng dẩn bỏ Bạch Mã hướng dẩn lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Th/tá Minh và cả BCH Đoàn 72 hoảng lên lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh C/uy Phong dẩn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền. Cũng còn may đó, tôi và Th/u Tùng còn ở lại , nếu không thì bị lột loong rớt chức hết cả rồi. Sau đó chiến sự xẩy ra như trong bài “Một Quãng Đời Tôi ” do nhà tôi đã diển tả vào năm 2008.


Anh Hoà ơi !


Từ bài Đỉnh Bạch Mã và phi vụ tiếp tế cuối cùng của anh KB. Phan văn Phúc là Nhân Duyên đưa đến bài MỘT QUÃNG ĐỒI TÔI mà đã do nhà tôi Cúc, ghi lại từ năm 2008. Hảy suy gẩm về NHÂN DUYÊN để thấy những gì đến trong quãng đời tạm bợ phù du của chúng ta. Chúc vui khỏe .


Thân mến.



Người xứ Trâu - Hậu


TB: Nói đến TS Nguyễn Thanh Phong ( Phong Đen ) của Toán 723 thì cả đoàn 72 ai cũng biết bản tính bạt mạng ngang tàng. Phong thường chơi với Hiệp; Điệp. Hiệp thì đang sống ở Dayton , OH . và mỗi lần qua thăm bà con là tôi có ghé thăm Hiệp. Nghe đâu Điệp thì ở San Jose ? Phong rất thương tôi và nhiều lần bảo vệ tôi trong những chốn ăn chơi pha chút bụi đời theo gót giày sô ở Nha Trang, Cây số 17 , Huế , Kontum. Và khi Trưởng Toán 723 bị xa rời anh em để lên Đoàn 75 là lúc xẩy ra "thảm nạn" ở Đ72(có phải giọt nước làm tràn ly không?).


Con cúi đầu cầu xin Ơn Trên tha thứ cho chúng con.

Đào Hồng Thủy / Người Ở Lại Tam Biên


Sau khi tốt nghiệp khóa Hạ Sỉ Quan Trường Huấn Luyên Đồng Đế ở Nha Trang . Với cấp bậc Trung Sỉ , Đào Hồng Thủy đã chọn đơn vị Nha Kỷ Thuật để phục vụ đời binh nghiệp và được đưa về Đoàn 72 do Cựu Trung Tá Cẩm Ngọc Huân làm Đoàn Trưởng .
Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71 ,75 . Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào . Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sỉ Quan và 8 nhân viên Hạ Sỉ Quan , không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào . Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ , không biết vì lý do gì mà Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum.


Khi Đoàn 72 được đưa lên Kontum để hành quân nhảy nhảy toán thực tập thám sát ở các rừng núi đường mòn HCM , Cao Nguyên và vùng Tam Biên Việt - Miên - Lào , mổi lần nhận công tác xâm nhập thì các Toán đều được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm 2 ‘ hướng đạo ’ để trợ giúp Toán có kinh nghiệm lúc di chuyển trong đường rừng .


Trong một lần công tác nhảy toán vào một vùng ‘ nóng ’ ở Tam Biên , Toán 723 của tôi được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm một Biệt Kích người Thượng và TS Đào Hồng Thủy ( Thủy đã phục vụ tại CD2 như trên đã nói ) . Những công tác trong thời gian thực tập nầy thường đi đũ 12 người như quân số của một Toán trong hoạt động Chiến Tranh Ngọai Lệ vậy . Toán chia làm 2 tổ , gồm có bán tổ A do Trưởng Toán là tôi chỉ huy và bán tổ B do Toán Phó ( cựu T/uý Tùng ) . Lúc Toán được Trực Thăng đưa vào vùng xâm nhập , máy bay của bán Tổ A luôn bay dẩn đầu để sẳn sàng nhảy xuống bải trước , sau đó máy bay của bán tổ B sẽ xuống sau .


Hôm đó , một buổi sáng nắng ráo bầu trời quang đãng trong không khí lạnh mát của rừng núi Cao Nguyên vào những ngày cận Tết năm 1971 . Chiếc máy bay trực thăng bán Tổ A chở tôi cùng các toán viên Trung Sỉ Nguyễn Quang Đợi , Huỳnh Cẩm Sanh , Huỳnh Thanh Phong , Nguyễn Văn Thoại và Đào Hồng Thủy đang bay bám theo sau chiếc O1 của Tiền Không Sát Đại Uý Lê Đình Vủ dẩn đường vào vùng , và theo sau máy bay của bán Tổ A là trực thăng chở bán Tổ B của T/úy Nguyễn văn Tùng cùng 4 nhân viên của toán và một người Biệt Kích Thượng của Chiến Đoàn 2 đi theo . Kèm hai bên trái phải của 2 máy bay trực thăng chở Toán 723 là 2 chiếc máy bay hỏa lực Cobra , thỉnh thoảng bay lên cao rồi là xuống thấp gần sát các ngọn cây rừng trông thật ngoạn mục . Ngước mặt nhìn lên bầu trời cao xa xa , thấy thêm một trực thăng trống dùng để cấp cứu khi cần .
Tôi ngồi thòng 2 chân ra bên ngoài mép trái của trực thăng cùng TS Thủy , còn TS Đợi và Sanh ngồi bên mép phải trực thăng , ngồi giữa máy bay là TS Phong và Thoại . Rừng núi vùng Tam Biên địa thế tương đối bằng bằng nên tầm nhìn con mắt khá xa với cây rừng trùng trùng màu xanh đậm trong buổi sáng trời nắng tốt . Tiếng động cơ kêu ‘ bùm bùm’ của máy bay như nhịp trống quân hành làm quên đi những lo âu hối hộp và làm dịu đi tiếng đập mạnh của con tim của buổi đầu đi nhảy toán . Thỉnh thoảng tôi đưa bàn tay lên túi áo ngực trái sờ nắn viên đá nhỏ mà tôi đã lượm bỏ vào túi trước khi lên máy bay , như một lá bùa hộ mạng và lâm râm “ ANH PHẢi SỐNG “ để đem viên sỏi nhỏ nầy trả lại cho sân bay khi xong công tác . Sau nầy , trong những lần nhảy Toán , tôi âm thầm thường làm vậy như một thói quen để trấn an những lo âu trong những lần công tác nguy hiểm , và tin tưởng “ANH PHẢi SỐNG “ để trở về .


Hơn nửa giờ bay , máy bay chở Toán 723 đã vượt qua những rừng núi bao la trong buổi sáng đẹp trời .Từ hướng xa phía trước gần sát ngọn cây , tôi thấy chiếc O1 như một con bồ câu trắng cô đơn đang bay lượn một vòng quanh vùng đất nhỏ trống trải rồi cất vút bay lên cao bầu trời ra khỏi tầm nhìn của tôi . Tiếp theo 2 chiếc Cobra như 2 cánh én đen lạng xà xuống nơi bải cỏ lau sậy ấy rồi bay lượn lòng vòng quan sát quanh vùng . Người xạ thủ đại liên của trực thăng đưa ngón tay cái ra dấu cho tôi biết máy bay đang vào vùng và chỉ ngón tay về hướng bải đáp khá trống , nơi chiếc O1 của Tiền Không Sát vừa mới bay lên . Từ trên cao tôi thấy bải đáp thưa thớt cỏ lau sậy và bao boc xung quanh là một rừng cây rậm rạp . Mắt đăm đăm nhìn bải đáp càng rỏ dần theo độ bay xuống thấp của chiếc trực thăng , và khi chiếc trực thăng chở bán Tổ A của tôi đang bay là là chầm chậm xuống bải đáp làm cỏ lau sậy nằm rạp xuống như một tấm thảm xanh mịn màng . Với phản ứng tự nhiên , tôi vội vàng vổ vai Thủy nhảy xuống bải cùng lúc . Chưa kịp quan sát thì nghe những tiếng nổ đạn bom , đất cát bắn tóe tung như xé tan màng nhỉ . Ngoái dầu nhìn lui , thấy chiếc máy bay chở bán Tô A đã bị trúng đạn phòng không của địch , đang lắc lư chậm chạp cố bay lên cao với làn khói đen dày đặc kéo theo sau , như hình một con rồng đen lướt trong gío mây . Còn chiếc trực thăng bán Tổ B của Tùng vội quay hướng bay về phải rồi bốc lên cao lẩn trốn vào các đám mây trắng . Hai chiếc Cobra bay lạng sát ngọn cây bắn xối xả các tràng đạn đại liên , phóng pháo M79 , Rocket xuống các rừng cây quanh bải đáp . Tiếng gầm hú như phong ba bảo táp lướt nhanh của 2 chiếc phản lực cơ A37 nhào xuống lượn lên với những trái bom thả xuống quanh bải tóe lửa khói trong tiếng nổ “ ầm ầm “ như một bản hợp xướng sống động với âm thanh rùng rợn làm người nghe có thể chết giấc cho những ai yếu bóng vía .


Trong giây phút đầu xuống bải đáp với lửa đạn bom rơi , tôi vội vàng đảo mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm các toán viên . Thủy đang nằm sau bụi cỏ gần bên mé phải của tôi chỉa súng hướng về bìa rừng . Ts. Đợi cách xa tôi chừng 10m về trái , Ts. Sanh cách 5m phía sau lưng tôi , tất cả chỉ có 4 người nhảy xuống bải , còn Phong và Thoại ngồi giữa máy bay nên chưa kịp xuống thì máy bay bị trúng đạn phòng không của địch và cố gắng bay lên cao . Những tiếng đạn bom liên tục nổ từ Cobra và A37 bắn thay nhau yểm trợ , cùng B40 của địch bắn ra hướng Tổ A đang nằm nổ chát tai làm chúng tôi chẳng biết hướng nào có địch . Nằm giữa bải sau các lùm cỏ sậy chẳng có một mô đất che chở thân mình , chúng tôi chỉ biết hướng súng về rừng để mong nhìn thấy địch mà bắn trả lại thôi .
Nhìn Sanh bò đến bên trái của tôi rồi vội vàng đưa ống nghe của máy PRC 25 cho tôi .Nhanh tay tôi cầm lấy áp sát vào tai và nghe tiếng hối hả của Liên Toán Trưởng Đ/U Lê Đình Vủ :
H.ồ.n.g H.à , Hồng Hà đây là Vương Vủ .
Hồng Hà , Hông Hà đây là Vương Vủ anh nghe được trả lời ….
Mắt nhìn đăm đăm vào rừng , tay trái cầm ống nghe , tay phải cầm súng với ngón trỏ luôn dán sát cò súng Car 15 .Tôi thì thầm :
Hồng Hà nghe Vương Vủ 5/5 .
Tiếng máy khè khè trong ống nghe lại vang :
Gia đình Hồng Hà cứ nằm tại bải để Zu Lu xuống cứu.
Tôi chưa kịp trả lời lại Đ/U Vủ , thì bất chợt từ hướng rừng trước mặt Đợi và tôi cùng Thủy , nghe tiếng hét la lớn trộn lẩn trong tiếng nổ của súng đạn bom , tiếng được tiếng mất :
N.. à..ng  S.. ố n , R.. ố ..ng …h .. ế t. ( hàng sống chống chết ) .
Theo sau những tiếng la hét ‘ hàng sống chống chết ’ với âm giọng như là của người Thượng hay Miên Lào là những tràng đạn AK bắn về hướng chúng tôi . Tiếng đạn nghe ‘x..í..u xíu ’ làm cày xủi đất bụi bay lên quanh mình . Ba họng súng Car 15 của tôi, Đợi và Thủy cùng lúc nhả đạn khi thấy những tên địch từ rừng chạy nhào ra hướng Đợi và chúng tôi đã đốn ngã được 3 tên địch làm mấy tên còn lại phải nằm xuống .
Tiếng Đợi nho nhỏ vọng từ xa :
Em bị thương rồi anh Hậu ơi .
Không chần chừ , như một bản tính tự nhiên tôi đáp lại để Đợi đủ nghe :
Cố gắng lên em , anh Hậu không bỏ Đợi đâu .
Tôi quay đầu về phải định nói Thủy bắn yểm trợ giúp tôi bò lên chổ Đợi đang nằm để kéo Đợi xuống gần Sanh băng bó vết thương . Tôi thì thầm :
Thủy , Thủy .
Không nghe tiếng trả lời , thấy Thủy vẩn ngồi yên mình hơi nghiêng, lưng dựa vào chiếc ba lô còn đeo trên vai . Tưởng Thủy không nghe , tôi liền vói tay lắc nhẹ chiếc balô :
Thủy ..Thủy .
Lần nầy Thủy vẩn im lặng nên tôi mới biết Thủy đã đi vào cõi chết từ lúc nào mà tôi chẳng hay. Thủy chết trong tư thế súng vẩn cầm tay , người hơi nghiêng và lưng tựa vào chiếc ba lô mang đầy gạo sấy 7 ngày ăn , như đang thả hồn ngắm nhìn rừng núi Tam Biên vào một buổi sáng đẹp trời …
Tôi vội vàng lấy súng Thủy ra và đưa Sanh bắn yểm trợ để tôi bò lên kéo Đợi xuống . Vừa bò đến nơi Đợi nằm, thấy cây súng Car 15 bị gãy ngang và máu bên đầu gối chân phải của Đợi đỏ sẩm cùng bụi đất trộn lẫn . Chưa kịp kéo Đơi , tôi nghe tiếng ‘ p..ì..n..h , pình ’ từ hướng sau lưng . Ngoái đầu về sau , tôi thấy một chiếc trực thăng từ trên cao bay chúi mũi xuống vội vàng nơi chúng tôi đang nằm trong tiếng ầm ầm bom đạn bắn thả yểm trợ để cứu chúng tôi .
Tôi và Sanh hối hả xốc Đợi lên sàn máy bay. Chưa kịp leo lên thì máy bay đã từ từ bay lên cao, tôi và Sanh nhanh chân đứng trên càng chân máy bay để bò lên sàn trong khi máy bay từ từ ra khỏi bải. Oái ăm thay ! trong lúc vừa bay lên cao thì người xạ thủ đại liên của trực thăng đã bị trúng đạn bị thương nặng. Từ trên cao của trực thăng, tôi nhìn xác Thủy mờ dần trong tầm mắt , xa dần , xa dần … sau những tảng mây trắng, như màu khăn tang che phủ một vòm trời của rừng núi Tam Biên vào một ngày buồn …

Ngồi đánh những dòng chữ nầy để thuật lại giấc ngủ dài của Thủy ở rừng núi Tam Biên, anh Hậu xin hương hồn Thủy hảy cảm thông, thứ tha cho anh Hậu không thể đem xác em về được với gia đình của em .
Cầu xin ƠN TRÊN cho Hương Hồn của em Thủy được vô NƯỚC TRỜI

Lê Văn Hậu

Cựu T/Úy Trưởng Toán 723



Nhờ giúp :
1/ Ai biết cựu TS. Nguyễn Quang Đợi và gia đình của cố TS. Đào Hồng Thủy hiện nay ở đâu xin vui lòng cho Hậu biết tin : 716 825 2978 . Rất cám ơn .
2/ Người phi công trực thăng bay xuống bải cứu Tổ A tên là Trung Uý Du . Tôi chưa bao giờ biết mặt và một lần gặp để nói tiếng : Cám Ơn ANH .


Thiếu Úy Lê Văn Hậu Trưởng Tóan 723 Đòan Công Tác 72















Monday, July 15, 2013

BẠCH MÃ - MỘT THỜI NHƯ RỨA

 
Tóan 723 Đòan 72/SCT Quang, Hậu, Phong,Sanh
 
Bảy trăm hai ba toán mình- Nơi xưa chiến trận, ngày nay chùa chiềng
Nói đến Vùng 1 chiến thuật với những địa danh có tính chiến lược, cùng thiên nhiên khí hậu cảnh đẹp núi đồi, thì không thể quên nói về vùng núi Bạch Mã.
  Từ một khu rừng núi hoang sơ, nhưng đến năm 1932 vùng Bạch Mã nầy đã được một kỹ sư người Pháp đề án để xây nhiều tòa nhà trên các đỉnh núi làm danh lam thắng cảnh và nơi nghỉ mát cho giới giàu có Vua – Chúa nhà Nguyễn cùng các quan chức Pháp.Với độ cao khoảng 1.448m của vùng núi Bạch Mã nên không khí ở đây rất mát mẻ. Đôi lúc đỉnh núi có mây trắng tụ lại phủ mù cả vùng trời như cảnh thần tiên huyền ảo trong các truyện liêu trai phim ảnh. Vì chiến tranh nơi nầy đã bị bỏ phế hoang tàn, nên sau khi trở lại thấy quanh đỉnh núi còn có vài cụm hoa lan, hoa huệ, mà ngày xưa thời Nguyễn đã trồng nay nở rộ tô đẹp thêm cảnh núi rừng.
  Từ độ cao của Bạch Mã có thể nhìn bao vùng cả khu đồng bằng từ Lăng Cô ra đến phía Nam Phú Bài - Huế. Vì vậy VC lợi dụng trong tình huống QLVNCH đang bị Mỹ cắt bớt viện trợ, nên những phi vụ đánh bom và pháo binh bị hạn chế rất nhiều, để đánh chiếm điểm chiến lược nầy.

 Thiếu Úy Hậu, Thiếu Úy Tùng Tóan 723
Trước khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết để ngừng bắn giữa hai miền Nam & Bắc. Ai ở đâu thì ở đó để chờ sự kiểm tra của Ủy Ban Liên Hiệp Quân Sự 4 bên xét duyệt. Lúc đó, các toán của Sở Công Tác thường được nhận công tác nhảy vào các vùng núi chiến lược để cắm cờ vàng 3 sọc đỏ trên các rừng núi, và vùng núi Bạch Mã là một trong những điểm chiến lược quân sự rất quan trọng của vùng 1 cần phải xâm nhập chiếm giữ nhanh trước khi có hiệp định Ba Lê.
Do đó khi được lệnh Quân Đoàn1, Sở Công Tác liền thả vài toán đầu tiên xuống vùng Bạch Mã để thám sát địa thế tình hình. Khi các toán nhảy xâm nhập vào vùng hoạt động theo lệnh hành quân an toàn, rồi vài ngày sau đó gởi báo cáo về các BCH Đoàn để cho biết trên các đồi núi vùng Bạch Mã khá yên tỉnh chưa thấy dấu vết của công quân chiếm đóng. Nên Sở Công Tác được lệnh Quân đoàn 1 cho các Đoàn thay phiên lên chiếm đóng đỉnh núi chính của vùng Bạch Mã để làm đầu cầu cho Địa Phương Quân lên trấn giữ.

Lúc đó, hằng ngày các phi vụ trực thăng của PĐ 253 rất bận rộn để chuyển người và lương thực của các Đoàn Công Tác lên trấn thủ ngọn núi Bạch Mã. Các Đoàn của Sở Công Tác thay phiên nhau lên  Bạch Mã rồi đóng quân trong một toà nhà lầu đổ nát trên ngọn núi chính của vùng Bạch Mã. Cách xa đỉnh núi của Đoàn Công Tác/SCT khoảng 150 mét về hướng Nam có một đỉnh núi hơi thấp được Địa Phương Quân của Tỉnh Thửa Thiên-Huế trấn đóng. Các Đoàn Công Tác và Điạ Phương Quân thường liên lạc qua lại để giữ an ninh chung quanh vùng núi Bạch Mã.
Dưới chân núi vùng Bạch Mã có một đường đèo hoang lở đã bỏ lâu ngày vì chiến tranh chạy ngoằn nghèo quanh vùng núi ra đến vùng đồng bằng Đá Bạc - Cầu Hai. Trên các đồi núi thấp dọc theo đường đèo ấy có một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân rải quân trấn đóng để an ninh diện địa.
Khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973là một sự sắp đặt của bàn cờ quốc tế để Mỹ rút lui khỏi VN trên danh nghĩa, rồi bỏ mặc cho người bạn đồng minhVNCH trong tình huống thiếu thốn viện trợ mọi bề, kể cả súng ống đạn dược v.v.
   Sau khi lực lượng quân sự Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang trong tình trạng thiếu thốn đạn dược cố gắng xoay trở chống đỡ. Vì  thế vai trò của Hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết.
  Trong thời gian nầy việt cộng bắt đầu lấn chiếm các vùng núi quanh hai đồi của Đoàn Công Tác và Địa Phương Quân để bắn sẽ, và những lần tiếp tế lương thực bằng trực thăng rất là khó khăn nguy hiểm trước hỏa lực súng phòng không của địch.Vì vậy Tiểu Khu Thừa Thiên có đưa một nhóm nhỏ của ngành Chiến Tranh Chính Trị đem máy móc lên Bạch Mã để phát thanh kêu gọi việt cộng hãy tôn trọng Hiệp Định Balê. 

 Phi Đòan 253 Pilot Phúc Dù ngồi giửa giơ tay chào
  Có một lần PĐ/ 253 tiếp tế gạo cho Đoàn72/SCT. Trước khi trực thăng bay vào vùng, thì phi cơ L19 bay vào trước lạng quanh các đồi núi, rồi bắt loa phát thanh yêu cầu VC phải tôn trọng lệnh “ngừng bắn” của Hiệp định Balê, sau đó trực thăng mới bay vào để tiếp tế. Nhưng! lần đó phi công Phan văn Phúc khi vừa điều khiển chiếc trực thăng sắp đến đỉnh núi của Đoàn Công Tác, thì súng cao xạ của địch bắn xối xả lên trực thăng. Trước hỏa lực của địch, hai chiếc Gunship và A 37 nhào xuống bắn và đánh bom để yểm trợ. Sự gan dạ sống chết cùng chiến hữu không làm Phi Công Phúc chùn tay lái, cố bay lạng lách theo kinh nghiệm với bản năng phản ứng tự nhiên đã liều mạng đưa trực thăng lên đồi Bạch Mã và nhanh chóng đạp thả được hết 10 bao gạo tiếp tế. Một ngày thật kinh hoàng với bom rơi đạn nổ như một cảnh trong phim ảnh khó quên, cũng nhờ sự gan dạ của Phi công Phúc, Đoàn72/SCT mới có lương thực để chiến đấu cho đến ngày cuối,và tôi vẫn còn nhớ. 
  Vài tuần sau, vào một buổi sáng trong căn phòng chỉ huy, chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em Sĩ quan, có cả Trung Úy Minh, anh Tr/uy Quãng, Đ/úy Tùng, Hậu v.v đang ngồi lắng nghe Th/tá Minh nói về tình hình chiến sự và cho biết BCH Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút vào Đà Nẳng. Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất thiếu, và bay đến rất khó khăn bởi súng phòng không của địch. Lệnh T/tá Minh chỉ định Toán 723 phải ở lại trấn giữ đỉnh núi của các Đoàn làm căn cứ ởlâu nay trên trên Bạch Mã, để chờ , vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn  các Toán khác rút theo BCH/Đ72 về Đà Nẳng. Có lẽ, mang cái tên Hậu theo định số mà cha mẹ đặt lúc mới lọt lòng, có nghĩa là người “ sau cùng ” nên tôi đành chịu trận, chỉ tội cho các toán viên phải bị vạ lây theo. 

    Tóan 723 

Được bổ sung thêm vài toán viên ở lại, nên Toán 723 nay có tất cả được 10 người, và chúng tôi đang đơn côi thu dọn những đồ đạc vất bừa bãi ngổn ngang ở dưới bãi trực thăng và trong các căn phòng ngủ, bởi khi anh em đeo trực thăng rút lui thì không thể đeo theo lên máy bay trực thăng bốc về trong cảnh lửa đạn vội vàng hãi hùng. Nhìn anh em thu dọn đồ đạc trong im lặng với khuôn mặt cúi gầm xuống đất, tôi thấu hiểu cái tâm trạng ấy, vì chính tôi cũng cảm nhận được những gì của cõi lòng mình…
   Lúc các Đoàn lên trấn thủ phải dùng kẽm gai “Concertina” rào phòng thủ quanh nhà lầu, đào giao thông hào nối liền với 5 lô cốt thiết kế bằng bao cát để làm 5 điểm canh gác, cùng gài mìn claymore, lựu đạn, trái sáng bao quanh đồi. Ngôi nhà lầu nầy với chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 20m. Các phòng được xây bao quanh cái sân chính giữa nhà được đúc bằng bêtông mà bên dưới làm hồ để chứa nước mưa, mỗi phòng đều có cửa đi ra giữa sân. Chỉ có hai cửa chính Bắc - Nam dùng đi ra ngoải nhà lầu, và mé bên trong kế cửa ra vào hướng Nam có một cầu thang đúc xi măng để đi lên sân thượng.
   Nay chỉ có 10 người nên tôi co cụm thu hẹp lại với thế trận để tử thủ về đêm, chỉ đặt  2 vọng gác trước 2 cửa ra vào, và tùy theo thời tiết sương mù mây bay, màn đêm nếu quang đãng thì rão bước ra xa để quan sát động tỉnh.
 Các thùng lựu đạn được đem bỏ lên tầng sân thượng, rồi cột một sợi giây dài vào cái cột trụ gãy mé về hướng đồng bằng, để trong trường hợp ban đêm nếu bị đặc công việt cộng đột kích, toán sẽ chạy lên sân thượng tử thủ rồi dùng lựu đạn thả xuống các phòng bên dưới, và trong trường hợp “bất khả kháng” thì phải dùng sợi giây để liều mạng tìm “ sự sống trong cái chết” rồi nhảy ra khỏi hàng rào concertina đầy mìn bẫy hy vọng thoát thân. Ban ngày, chúng tôi không lo, chỉ cần một người gác đi lòng vòng xung quanh nhà lầu, nếu tụi nó bắn là tụi tôi sẽ đáp trả lại đầy đủ cả vốn lẫn lời liền.

Thiếu Úy Ngôn, Tr/Sĩ Nguyễn Ngọc Tiến Tóan 723

   Trong thời gian nầy, việt cộng thường lợi dụng lúc sương mù tan loãng trên đỉnh đồi, để bắn sẽ anh em ĐPQ và Toán 723. Nhưng mỗi lần chúng bắn sẽ vào Toán 723 thì bị anh em bắn M72 trả lại khiến chúng lo sợ. Còn VC bắn sẽ lính ĐPQ thì chúng chẳng hề bị bắn trả lại, nên chúng thường hay bắn vào lính ĐPQ và đã làm bị thương, chết vài người mà trong đó có Thiếu Úy Hồng Đại Đội Phó/ĐPQ. Từ đó, cảnh thần tiên thơ mộng của Bạch Mã không còn nữa mà chỉ có đạn bom đêm ngày nổ vang trên đồi, tung bụi bay mù mịt, pha trộn trong mây gió làm bẩn màu trắng của trời mây.
    Một tháng sau, được BCH/Đ72 báo tin người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 vừa mới tử trận. Tôi xin lệnh Đ72 cho tôi băng rừng về Đà Nẳng một mình để tiễn đưa người em đi vào vùng trời mới, nhưng không được chấp thuận. Đây là lần thứ hai gặp tình huống oái ăm, còn lần đầu khi đang chuẩn bị lên Komtum nhảy thực tập thì nhận tin người anh ruột tử trận ở Long An, cũng không được chấp thuận để về Sài Gòn nhìn người anh lần cuối. Đời chiến binh là thế, việc nước trước việc nhà, tôi hiểu nên đành chấp nhận cái định số để trấn an tâm hồn. Nhưng ! Trước cảnh gia đình đã có 3 người anh em hy sinh, còn lại mình tôi đơn độc, lắm lúc ngồi trên đồi Bạch Mã mắt mơ màng ngắm theo những làn mây trắng bay qua, trắng cả một vùng trời, rồi chợt một ý nghỉ thoáng qua đầu… nếu ngày nào đó mình cũng đi theo các anh em thì gia đình sẽ tuyệt nòi và ai lo cho cha mẹ.
  Do đó, trước sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê qúa trắng trợn của VC  trên  vùng  Bạch  Mã, tôi linh tính có ngày tụi nó sẽ bao vây đánh mình, và chuyện may rủi sống chết biết đâu mà lường, nên  tôi đề nghị  các anh  em sẵn có máu văn nghệ, biết đờn ca, lấy máy phát thanh, microphone mà trước đây nhóm Chiến Tranh Chính Trị lên công tác đã bỏ lại lúc rút về Huế, để làm một đêm văn nghệ dã chiến  với chủ đề “ ĐÊM  BẠCH MÃ ” không ngoài mục đích yêu cầu VC hãy tôn trọng hiệp định Ba Lê, đừng bắn sẽ nữa, nếu bắn thì Toán 723 phải tự vệ và sẽ bắn lại. Tôi còn nhớ mang máng viết đôi dòng để giới thiệu “Đêm Bạch Mã” như sau: “Cùng các bạn bên kia đồi Bạch Mã. Chúng ta là người VN, giống con rồng cháu tiên, ắt cùng chung một sự rung cảm nhịp đập của con tim khi thấy quê mẹ đang đau thương bởi chiến tranh tương tàn... Đến với các bạn đêm nay bằng lời ca của những người lính trẻ trong chiến trận đau thương của hai miền đất nước ….” .    
   Thời gian hơn 40 năm đi qua đã quên đi những dòng chữ ngày ấy, nhưng không ngoài mục đích là làm sao tụi nó phải hiểu và tôn trọng lệnh ngừng bắn. Và đó cũng là cái lo của người trưởng toán đơn độc chỉ có 10 người đang giữa vòng vây ngày càng siết chặt của cộng quân. Qua đêm hôm sau, chúng tôi nghe ĐPQ nói đang nghe VC bên kia núi cũng bắt loa hò hát và đọc những lời tuyên truyền xuyên tạc, nhưng vì dưới chiều gío thổi nên Toán chẳng nghe rõ được gì.
   Gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc bị thương của lính Đia Phương Quân, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế. Hằng ngày, các anh em toán luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về BCH Đoàn 72 để xem có bộ binh lên thay Toán chưa. Nhưng bên kia đầu máy PRC 25, cũng như mọi lần rè rè  tiếng nói:
   Chưa, cứ chờ đó.
Sự bất mãn của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thay chứ. Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán "bị đì " nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bạc, sống chết có nhau. Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72 tại Nha Trang, chúng tôi chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen, phì phà khói thuốc se xì ke, phê lâng lâng đê mê thả hồn phiêu du trong chốc lát…
  Tôi buồn bả thông cảm lắc đầu:
 Các em cứ ra đi để sống, còn anh phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã.
 Thấu hiểu vì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm nên phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó đúng hay sai? Thi hành trước khiếu nại sau, nên tôi đành chấp nhận ở lại Bạch Mã với TS Tiến nhân viên truyền tin. Rất may tụi việt cộng và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mã chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác.
  Sau hai ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẫn một số anh em các Toán và vài toán viên 723 trễ phép, chuồn lặn đi chơi, bị quân cảnh bắt, rồi lội bộ đường rừng lên tăng viện cho chúng tôi. Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Phong (Phong đen) hướng dẫn bỏ Bạch Mã lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Th/tá Minh và cả BCH Đoàn 72 hoảng hốt lên, lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh C/uy Phong vừa mới đi phép về dẫn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền. 

  Tháng ngày trôi qua, mùa mưa lại đến, Bạch Mã với ngày đêm mưa tầm tã, bầu trời đen tối âm u, mây mù che phủ nên tầm quan sát hạn chế trong khoảng 10 mét. Lợi dụng thời tiết xấu đó, việt cộng đã tấn công bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung vào đồi của Đại Đội ĐPQ và Toán chúng tôi. Đã từng chiến đấu đơn độc trong rừng sâu núi thẳm của vùng Tam Biên, nên chúng tôi chẳng hề nao núng trước trận địa, sẵn sàng đợi việt cộng bò lên đỉnh đồi để bắn hạ. Nhưng chúng chỉ pháo phủ đầu vào đồi của Toán 723 để nghi binh, rồi nhào lên tấn công bên đồi của ĐPQ.
    Ầm…Ầm lửa chớp khói bay tiếng đạn reo réo víu vu, núi đồi Bạch Mã rung chuyển dưới cơn mưa sáng sớm. Bất chợt nghe tiếng Đại Úy Bạch Đại Đội Trưởng ĐPQ kêu vang trong máy truyền tin vội vã:
       Hồng Hà, Hồng Hà đây Bắc Bình anh nghe rõ trả lời .
    Tôi vội vàng cầm ống liên hợp áp sát vào tai:
       Hồng Hà nghe Bắc Bình rõ 5/5.
    Tiếng Đại Úy Bạch nói lớn trong ống nghe:
Tụi vẹm nó bám sát xung quanh hàng rào và tôi nghe rõ tiếng nói của chúng. Nhờ  anh bắn đại liên yểm trợ vào hướng đi lên đồi của chúng tôi để nó không chạy lên được đồn.
    Tôi trấn an:
     Tôi sẽ yểm trợ Bắc Bình. Hãy an tâm.
Vì mây mù qúa dày đặc không thể thấy được đồn của ĐPQ nên tôi đã cho Trung Sĩ Thành đen và Minh mập bắn đại liên M60 để yểm trợ đồn ĐPQ theo hướng địa bàn tôi hướng dẫn.
    Chừng 10 phút sau, tiếng Đại Úy Bạch của ĐPQ lại vang lên trong máy mừng rỡ:
      Cám ơn anh đã yểm trợ tốt, và xin anh tạm ngừng bắn.
    Sau khi ngừng bắn đại liên M60 để yểm trợ cho ĐPQ xong, và đang chờ đợi lệnh của BCH/ Đoàn 72. Ngồi trong lô cốt nghe tiếng đạn rơi pháo nổ ầm ầm của các đơn vị Pháo Binh yểm trợ, và cả pháo việt cộng bắn vào nhà lầu, làm rung chuyển ngọn đồi như sắp đổ sụp tan tành.
    Bất chợt tôi nghe tiếng anh em  nói vọng vào:
    Có tiếng lính  ĐPQ xin đi vào đồi của mình anh Hậu ơi.
  Vội vàng chạy ra khỏi lô cốt để nhìn xuống lối nhỏ đi lên đồi, nhưng sương mù đục ngầu chẳng thấy được gì cả. Tôi chỉ nghe tiếng ồn ào dưới gần chân đồi dồn dập la lớn:
    Địa Phương Quân đây, cho chúng tôi lên đồi, xin đừng bắn.
     Nửa tin nửa ngờ, không biết lính ĐPQ hay việt cộng trá hình. Sau mấy giây đắn đo suy nghĩ, Tôi vội hét lớn:
    Các anh hãy đưa hai tay với súng ống lên đầu rồi đi lên từ từ từng người một. Nếu ai không làm đúng chúng tôi sẽ bắn.
     Dạ ! Dạ nghe.
Tôi nhanh chóng cho bố trí trên góc trái sân thượng cây đại liên M60 do T/Sĩ.Thành đen xử dụng hướng súng ngay lối nhỏ đi lên đồi, để phản ứng khi có tình huống bất ngờ xảy ra, sau đó mới cho lính ĐPQ đi lên. Khi ĐPQ lên đồi xong, tôi kiểm tra thấy có khoảng chừng 60 người, có người có súng, người thì tay không, kể cả những người bị thương với vẻ mặt thất thần sợ hãi đang nhỏ to chuyện trò hỏi han.
   Anh em ĐPQ cho biết sau khi được chúng tôi bắn đại liên yểm trợ xong, thì thấy Đại Úy Bạch mở hàng rào ra khỏi đồn, rồi chạy về hướng đồi của Toán 723. Nhưng vì mây mù phủ che tầm nhìn, lính ĐPQ tưởng Đại Úy Bạch chạy qua đây nên đã vội vàng chạy theo để xin đi lên đồi của Toán. Có ai ngờ đâu Đại Úy Bạch một mình chạy về Tiểu Đoàn ĐPQ đóng ở vùng núi gần dưới đồng bằng Phú Lộc-Cầu Hai, Nước Ngọt.  
   Đã từng đơn độc trong rừng sâu quen rồi, và cả tuần qua cùng anh em chiến đấu để giữ vững ngọn đồi. Nay có thêm một số lính ĐPQ chạy qua gần cả trăm người, nên tôi và anh em Toán 723 càng tăng thêm sự tự tin quyết sống chết cùng Bạch Mã. Nhưng ! nhìn thấy sự hỗn loạn sợ hãi của lính ĐPQ, tôi liền bảo anh em Toán mở loa phóng thanh rồi cùng hát to bài Quốc Ca “...nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gìthân sống …” để kích động tinh thần anh em ĐPQ.
   Dưới trời mưa lất phất, mây mù phủ kín đồi, tiếng nổ của đạn pháo ầm vang, hòa cùng bài Quốc Ca VN với tiếng hát nhịp nhàng, như một bản hòa tấu hùng mạnh đang vang dội khắp đồi, làm sôi sục dòng máu ấm trong lòng thúc dục tôi bước ra khỏi lô cốt, tay cầm đàn miệng hát bài Quốc Ca, và đi theo dọc hệ thống giao thông hào dưới trời mưa phùn lành lạnh xuyên qua các lô cốt, để kích động tinh thần của lính ĐPQ. 

 Thiếu Úy Lê Văn Hậu Trưởng Tóan 723
   Thật không ngờ, có lẽ lời của bài Quốc Ca đã trỗi dậy được tinh thần để vượt qua nổi sợ hãi của những người lính trên đỉnh đồi Bạch Mã này, hãy cùng bên nhau chiến đấu trước cảnh hiểm nguy. Tôi rất vui mừng khi thấy anh em ĐPQ bày tỏ một lòng sống chết với Toán 723 để cố giữ  vững đồi Bạch Mã, và một vài anh em toán nhìn tôi cười lớn vui vẻ. Không biết chuyện gì mà anh em vui vậy, tôi liền hỏi Minh:
   Có chuyện gì mà vui thế?
   Minh cười lộ ra cả cái răng vàng:
    Hồi nảy lính  ĐPQ nói: Trung Sĩ cho em bắn vài phát đạn M60 cho lên tinh thần. Nó gọi TS xưng em vui qúa anh Hậu ơi.
  Té ra là vậy, tôi chợt hiểu từ trước đến nay các anh em toán chưa bao giờ có lính trong tay, nay có lính trong tay thì đó là một niềm vui trong chiến trận, và làm tôi cũng vui lây, vì số ĐPQ chạy qua đều dưới sự chỉ huy của tôi.
    Sau khi cùng chiến đấu từ sáng đến xế trưa thì lương thực khô dự trữ đã cạn hết, vì đã chia xẻ khẩu phần cho lính ĐPQ. Tôi phải gọi về đơn vị để xin thả dù tiếp tế lương thực. Nhưng thời tiết qúa xấu, mưa gío cả tuần nay chưa ngừng, lại thiếu phương tiện máy bay để thả hàng tiếp tế, nên Quân Đoàn 1 đã cho lệnh Toán rút khỏi Bạch Mã. Khi nghe lệnh bỏ đồi Bạch Mã, lòng tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn, một đỉnh núi mà đã có nhiều  hình  ảnh quen thân trong thời gian qua trấn đóng, và nay có thêm quân lính trong tay nên tôi vững tin ngọn đồi  sẽ  đứng vững  trước địch  quân, còn mừng  vì sắp trở về gặp lại gia đình.
    Khi nhận lệnh rút lui, tôi không nghe nói gì đến ĐPQ, vì vậy tôi chỉ cho anh em toán biết lệnh rút lui thôi, rồi cho phá hủy các khẩu súng cối cùng đạn dược, thiêu hủy giấy tờ tài liệu. Còn Ts Thành đen thì vội vàng tháo nòng cây đại liên M60 rồi lịệng xa xuống mé núi dốc đứng phía đồng bằng, sau đó Thành đã  lấy cục than viết lên tường gần kho đạn câu “đả đảo Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam”.
   Các Trung Đội Trưởng/ĐPQ thấy được những việc khác lạ của chúng tôi nên thăm dò hỏi tôi. Lúc đó tôi mới cho họ biết lệnh rút lui của chúng tôi và nói họ liên lạc về TK/Thừa Thiên để xin lệnh. Sau đó TK/Thừa Thiên liên lạc trực tiếp với tôi rồi nhờ chúng tôi dẫn đường giúp đưa ĐPQ rút theo với.
  Tôi gom toán lại, và chia đều  anh em ra đi theo từng Trung Đội ĐPQ để chỉ huy. Sau đó ban lệnh rút lui cho các Sỉ quan Trung Đội Trưởng/ĐPQ biết mà thi hành. Để cho sự rút lui không hỗn loạn, lắm lúc tôi phải cứng rắn với các Sĩ Quan/ĐPQ để lính tráng ĐPQ đi vào kỷ luật trong lúc chiến đấu.
    Dưới trời mưa, lợi dụng mây mù dày đặc khó quan sát, chúng tôi dùng mìn Claymore phá hủy hàng rào nơi dốc đứng gần chổ cầu tiêu để làm hướng rút lui an toàn. Vì nếu rút đi theo con đường mòn nhỏ hay lên xuống của ĐPQ, linh tính báo e sẽ bị phục kích.
   Để nghi binh cho việt cộng nghĩ chúng tôi còn đang trấn thủ trên đồi. Tôi nói Thành và vài anh em chờ đi sau cùng, cứ thỉnh thoảng bắn vài tràng đại liên và M79 qua hướng đồi ĐPQ đang bị việt cộng chiếm đóng, trong khi chúng tôi thứ tự rút lui. Tôi và Tiến đi đầu theo một Trung Đội ĐPQ, Chuẩn Úy Phong đi gần Trung đội sau cùng. Khi biết tất cả anh em của nhóm đi sau cùng ra khỏi hàng rào của đồi một khoảng xa khá an toàn. Tôi liền gọi yêu cầu pháo binh bắn ngay trên đỉnh đồi. Pháo của mình và pháo của địch nổ ầm ầm rung động cả núi đồi, bởi việt cộng cứ tưởng mình còn ở trên đồi. Nhưng lúc đó chúng tôi đã xuống gần nữa dốc núi rồi, và cũng là lúc tôi bị một tảng đá lớn từ trên cao bay xuống xớt qua đầu kéo theo thân hình tôi lộn theo mấy vòng rồi bất tỉnh. Khi mở mắt ra, máu phủ cả mắt nên thấy toàn màu đỏ. Tôi được anh em băng bó cầm máu quanh đầu như quấn một vòng khăn tang cho đồi Bạch Mã… 

   Phạm Hòa Tóan 723
Sau khi băng bó xong, anh em cho biết ai cũng nghĩ tôi sẽ chết khi họ nhìn thấy tảng đá bay xéo ngang qua đầu của tôi rồi đôi tôi lăn theo. Cám ơn Trời, tôi vẫn còn sống dù đầu óc có hơi choáng váng, nhưng tôi còn đủ sức di chuyển cùng anh em xuống tận chân núi, rồi theo đường đèo hoang bỏ ngày trước đi về ngọn đồi của Tiểu Đoàn /ĐPQ đóng quân để ngủ qua đêm.                                                     
   Sáng hôm sau thức dậy sớm, chúng tôi chia tay với số anh em ĐPQ đã rút theo chúng tôi từ đỉnh Bạch Mã về Tiểu Đoàn/ĐPQ an toàn. Trước khi tạm biệt, anh em lính ĐPQ chạy đến ôm tôi run run xúc động nói lời cám ơn, và bịn rịn chia tay cùng các anh em trong toán”. Ơn Nghĩa- Tình Người” mà lính ĐPQ đã thể hiện trong chiến trận thật cảm xúc. Tôi đưa tay dụi đôi mắt cay cay ươn ướt miệng gượng cười méo xẹo khi thấy họ chỉ là những người lính binh nhì thôi, nhưng con tim của họ biết rung cảm từ “Đạo Làm Người”. Họ mới đúng là Người
  Để tránh bị phục kích, chúng tôi không đi theo đường mòn, mà nhắm hướng đồng bằng để vượt rừng suối xuôi về hướng đông, và đến ven rừng Cầu Hai- Nước Ngọt vào lúc xế chiều. Đ/u Tùng với vài anh em của Đ72 từ Đà Nẳng ra đón chúng tôi, rồi được xe GMC/ Đ72 đưa về Sơn Trà, Đà Nẳng. Còn tôi thì đi vào Bệnh Viện Duy Tân - Đà Nẳng.

Lê văn Hậu
Toán 723

Video Tạ Ơn Anh Phi Đòan 219 

Saturday, July 6, 2013

Vườn quốc gia Bạch Mã


Là phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc và trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào, Vườn quốc gia Bạch Mã có một vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới rất giàu và đẹp nơi đây. Theo một số chuyên gia nước ngoài thì đây là khu rừng có khí hậu dễ chịu nhất trong những nơi nghỉ dưỡng trên miền núi ở bán đảo Đông Dương với đỉnh Bạch Mã cao 1.450m so với mực nước biển quanh năm mây trắng giống như chú ngựa đang tung cổ bờm ngạo nghễ. Chỉ cách biển gần 10km, nên khí hậu Bạch Mã còn mang hơi thở đại dương. Nhiệt độ lạnh nhất vào mùa đông không bao giờ dưới 40C và nhiệt độ nóng nhất vào mùa hè không vượt quá 260C.
Vượn ngũ sắc ở Bạch Mã -
Từ thành phố Huế xuôi theo quốc lộ 1A vào Đà Nẵng khoảng 40km, trước khi đến hầm Hải Vân, du khách rẽ vào con đường nhỏ lên Vườn Quốc gia. Lên Bạch Mã du khách được trở về với thiên nhiên hoang sơ cùng một màu xanh bạt ngàn của hoa lá, cây rừng. Những thác nước suối róc rách và những hồ nước mát mẻ chắc chắn sẽ làm du khách thấy sảng khoái, thoải mái sau những hành trình vất vả. Sẽ rất tuyệt vời và thú vị khi khám phá rừng Bạch Mã bằng những con đường mòn thiên nhiên, mà bất cứ lúc nào du khách cũng có thể bắt gặp cảnh sắc đẹp đến mê hoặc. Rừng Bạch Mã được cấu tạo bởi 2 loại rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Khu rừng là ngôi nhà chung trú ngụ của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau, nhiều loài đặc chủng, quý hiếm. Các nhà khoa học đã thống kê được 83 loài thú từ những giống động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng đến những giống mới của thế giới và Việt Nam như hổ, vượn, voọc ngũ sắc, voọc vá chân nâu, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn... Bạch Mã còn là nơi trú ngụ của 333 loài chim, tức là hơn 1/3 loài chim hiện có của nước ta. Nhiều loài chim đẹp và lạ như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa, gà so, gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng và có đến 7 loài chim trĩ khác nhau, trong đó có loài quý hiếm như trĩ sao. Bạch Mã còn 256 loài bướm cùng nhiều loài bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng trong đó 68 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài côn trùng kỳ lạ và độc đáo như bọ que có thân dài xương xẩu, màu sắc cơ thể giống như cành cây; kỳ nhông xanh cùng hàng đàn bướm màu sắc sặc sỡ rập rờn trên những khóm hoa hay đậu thành hàng trên vách đá rêu xanh. Các nhà khoa học đã lên danh sách 1406 loài thực vật ở nơi đây gồm những giống cây quý hiếm như trắc, trầm hương... và 338 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nam. Một số cây dược liệu có giá trị lớn về kinh tế cần được bảo vệ và nhân giống như cây vàng đắng dùng chữa bệnh sốt rét và bệnh vàng da; cây hoàng tinh hoa trắng sử dụng làm thuốc bổ và chữa bệnh đau lưng. Một số loài lần đầu được phát hiện ở đây được đặt tên của vườn như Côm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã. Vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa, rừng Bạch Mã còn sặc sỡ sắc màu của các loại hoa đỗ quyên, râu hùm, lan vani, trà hoa vàng cùng các giống nấm, địa y, dương xỉ thân gỗ có màu sắc và hình thù kỳ dị, phong phú...
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi người Pháp đặt chân tới nơi này họ đã phát hiện ra Bạch Mã có một kho tàng di sản thiên nhiên rất phong phú về cả động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm nên đã dựng lên nhiều biệt thự, khách sạn và đường lên núi nhằm biến nơi đây thành khu nghỉ mát lý tưởng. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh sau này, quân đội Mỹ xây dựng sân bay trực thăng dã chiến trên đỉnh Bạch Mã và quanh khu vực này xảy ra nhiều trận chiến ác liệt nên một phần lớn rừng bị tàn phá nặng nề và các công trình biệt thự hầu hết chỉ còn là những dấu tích đổ nát. Thời gian đến thăm vườn đẹp nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 9. Sau khi dừng chân nghỉ tạm ở trung tâm giới thiệu du khách tiếp tục đi theo đường nhựa dài 14km ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính của Bạch Mã, nơi có khu nhà nghỉ chính được xây dựng theo phong cách lâu đài cổ và đặt tên theo các sản vật của rừng. Theo chân một đoàn hành hương đi lên Hải Vọng Đài nơi thờ Quan Thế Âm nằm trên đỉnh Bạch Mã, đứng tại đây du khách có thể bao quát một vùng rộng lớn cửa biển Lăng Cô, Phá Tam Giang, vịnh Chân Mây, bãi biển Cảnh Dương... Nhiều khách hành hương còn tin rằng đây là đỉnh “thiêng” của núi Bạch Mã. Có du khách đã liên tưởng về sự giống nhau khá kỳ lạ giữa Bạch Mã và Yên Tử. Thứ nhất bởi hai ngọn núi này đều được coi là núi thiêng trong tâm thức của người dân địa phương. Thứ hai là cả hai đều hướng ra cửa biển. Nếu ở Chùa Đồng (Yên Tử) nơi được coi là đài quan sát của quan quân nhà Trần canh giặc phương Bắc, thì Hải Vọng Đài (Bạch Mã) cũng nhiều lần được  sử dụng như một đài quan sát. Trong chiến tranh, trên đỉnh Bạch Mã này, quân đội Mỹ đã đổ bộ một lực lượng lớn đóng thành căn cứ quân sự, đến nay vẫn còn dấu tích là “Sân bay cũ”. Việt Cộng cũng chọn đỉnh Bạch Mã làm căn cứ kháng chiến, dấu tích còn lại là hệ thống hầm ngầm dài 140 mét quanh co trong lòng núi.
Đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, du khách sẽ tới thăm nhà sưu tập hàng trăm loài phong lan núi. Từ nơi dừng chân, du khách cũng có thể băng qua khu rừng tuyệt đẹp với những ngôi nhà bị đổ nát, đường mòn Ngũ Hồ sẽ dẫn ta đến một loạt các thác nước duyên dáng và tuyệt đẹp. Ở đây ta có thể ngắm nhìn những hồ nước trong suốt tựa pha lê nhưng khá lạnh vì nằm trên núi cao. Nếu không đủ thời gian đi hết tuyến đường này, du khách có thể tách ra đi theo đường mòn đỗ quyên tới đỉnh thác Đỗ Quyên với độ cao trên 300m, chiều rộng hơn 20m. 

 Thác Đổ Quyên

Muốn thăm chim thú quý, du khách đi theo đường mòn Trĩ Sao dài khoảng hơn 2km. Ngoài việc thưởng thức cảnh rừng và các hồ nước trong veo, du khách sẽ thấy khu vực này là nơi ở của các loài chim trĩ và heo, hươu, mang. Từ khu nhà nghỉ đi xuống 3km theo đường ô tô, du khách có thể rẽ vào đường mòn Chò Đen, một đoạn đường chỉ non nửa cây số nhưng rất dốc và khó đi, du khách sẽ bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy nhiều cây cổ thụ cao ngất trên 30m và đều có đường kính trên 1m tụ họp với nhau san sát... Những du khách yêu nông nghiệp có thể lựa chọn đến các nhà vườn ở thôn Khe Su để tìm hiểu về đời sống canh tác của cư dân địa phương, rồi kết thúc chuyến du ngoạn sẽ là điểm dừng chân tại các suối thác đẹp như Thủy Điện, Đá Dựng để cắm trại và bơi lội thỏa thích.

Friday, July 5, 2013

Đỉnh núi Bạch Mã và phi vụ tiếp tế cuối cùng


(Hồi ký nhân dịp sắp họp mặt phi đoàn 219 và Nha Kỹ Thuật)



Từ thành phố Đà Nẵng theo quốc lộ I lên đèo Hải Vân, nhìn về hướng Tây Bắc, chúng ta sẽ thấy một ngọn núi cao nằm trong dãy Trường Sơn. Đỉnh núi cao khoảng 5000 bộ, thường bị mây trắng che phủ, đặc biệt là đỉnh núi có hình tượng giống như yên ngựa nên ngọn núi này được gọi là núi Bạch Mã. Đỉnh núi Bạch Mã trước đây là một căn cứ nghỉ mát rất lý tưởng thời Pháp thuộc. Thời gian và chiến tranh tàn phá đã biến căn cứ nghỉ mát thành một cứ điểm chiến lược tối quan trọng nên ta và địch tranh nhau chiếm giữ cho bằng được. Hai kẻ thù cùng nhau ở một cứ điểm, cách nhau chẳng bao xa, thường xuyên dùng hỏa lực khuấy phá hoặc gọi nhau thách đố dù rằng đã có lệnh ngưng chiến từ lâu. Có một

lần tôi được biệt phái yểm trợ hỏa lực cho đơn vị bạn đang bị địch đột kích gây khá nhiều thương vong. Trên hai đỉnh yên ngựa là hai đơn vị bạn. Một đại đội địa phương quân và một đại đội thuộc chiến đoàn của Nha Kỹ Thuật. Phi đoàn chúng tôi thường xuyên biệt phái cho đơn vị Nha Kỹ Thuật thiện chiến này. Thuở xưa có một tuyến đường giao thương với đỉnh núi nhưng sau này chiến tranh tàn phá và cây rừng bao phủ coi như bất khả dụng từ lâu nên mọi yểm trợ đều bằng trực thăng. Là một cứ điểm quan trọng nên Việt Cộng quyết tâm lấn chiếm dần dần, chúng dùng hỏa lực phòng không bao vây đỉnh núi suốt gần một tháng, không phi vụ nào thực hiện tiếp tế được vì hỏa lực địch quá mạnh. Lương thực khô cạn, binh lính suy nhược mất hết cả tinh thần chiến đấu, chờ giải pháp cứu nguy cuối cùng. Biệt đội 253 chúng tôi đang nằm ở căn cứ Phú Bài, sáng sớm tôi được lệnh Đại Tá Không đoàn trưởng đem biệt đội về đáp ở núi Đá Bạc cạnh quốc lộ I nằm về hướng đông của đỉnh Bạch Mã. Chúng tôi được tăng cường thêm 5 chiếc slick và 2 chiếc gunship từ Đà Nẵng bay ra. Tôi sẽ hướng dẫn 7 chiếc slick và 4 chiến gunship trang bị đầy đủ bom đạn và lương khô tiếp tế khẩn cấp. Cả bộ chỉ huy tiền phương do Trung tướng Lâm Quang Thi và bộ chỉ huy sư đoàn I Không quân đều tập trung tại núi Đá Bạc chờ ban lệnh xuất phát. Trên bầu trời một chiêc L-19 đang bay cao dùng máy phóng thanh kêu gọi VC tôn trọng lệnh ngừng bắn để chúng tôi bay vào tiếp tế lương thực tuyệt đối không dùng hỏa lực. Nếu không chấp hành lệnh ngừng bắn, chúng tôi sẽ cho oanh tạc cơ dội nát quanh đỉnh núi. Sau một thời gian dứt lời phóng thanh là nhiều phi tuần gồm cả F5 và A37 từ phi trường Đà Nẵng bay ra thị uy gầm thét cả bầu trời.

Có lẽ vì khó tin được bọn Việt Cộng nên bộ chỉ huy hành quân lại bắt chỉ riêng chiếc của tôi chở đầy  10 bao gạo 50kg bay vào gọi là “thử lửa” đầu tiên cùng 2 chiếc gunship hộ tống. Tôi bay trườn lên đỉnh núi, lệnh phải thi hành mà lòng ngổn ngang trăm mối: Liệu địch có tha cho mình không? Bị bắn rớt giữa rừng thế này có ai vào cứu mình được không? Chẳng lẽ mình phải làm vật tế thần cho bọn khát máu vô thần sao?

Chợt nhớ lại cũng tuyến bay quanh khu rừng này cách đây không lâu, tôi đã câu dây và làm rớt lại xác của một anh cơ phi của phi đoàn giữa rừng hoang, không tài nào tìm lấy lại được. Anh phải chết hai lần dù rằng hoàn toàn không phải lỗi ở cá nhân tôi, nhưng chuyện này đã dày vò và làm tôi ân hận rất nhiều. Chuyện là hôm ấy tôi và anh Trung úy Cát nhận phi lệnh thả hai toán lôi hổ phía tây bắc dưới chân núi Bạch Mã. Tôi thả toán đầu tiên và bay yểm trợ cho chiếc của Cát thả toán thứ nhì. Chẳng may phi cơ Cát bị tai nạn và anh cơ phi bị tử thương. Tôi phải bay vòng hướng dẫn phi hành đoàn của Cát (còn lại ba người là Cát, Thiếu úy Thiện và xạ thủ Khôi) di chuyển đến khoảng trống để tôi đáp bốc về phi cơ hoàn toàn hư hỏng và xác anh cơ phi (lâu quá tôi không còn nhớ tên) không thẻ chuyển đến bãi trống được, cần phải thả dây câu vì cây rừng quá cao. Tôi liên lạc nhờ toán lôi hổ bọc xác và tôi chở phi hành đoàn Cát bay về lấy dây và đổ xăng vì bay lâu đã hết xăng. Tôi báo lại phòng hành quân chiến cuộc và ông Thiếu tá Hiền phi đoàn phó gọi đáp chở ông bay cùng. Chúng tôi vào vùng trở lại, thả dây câu bọc xác bay về.

Không hiểu các anh cột bó thế nào mà chúng tôi bay về giữa đường lại thấy bọc xác rơi giữa rừng. Chúng tôi bay vòng tìm kiếm rất lâu nhưng không thấy và biết rằng có thấy cũng khó mà vào lấy được vì rừng già phủ kín lại thuộc vùng mất an ninh. Chúng tôi quần mãi gần hết xăng đành phải bay về với tâm trạng buồn thương khó tả. Và chuyện này phi đoàn chúng tôi đã phải xin lỗi và an ủi thân

nhân của anh cơ phi mình rất nhiều sau đó.

Giờ đây lại phải bay trên vùng rừng sâu phủ kín xác anh, không biết linh hồn anh có oán hận gì chăng? Xin linh thiêng hãy phù hộ cho tôi lúc vô cùng nguy hiểm này. Tôi bay lên gần đến đỉnh bỗng nghe một loạt AK và tiếng lốp bốp vào thân phi cơ khá nhiều, hệ thống âm thanh bị gián đoạn, tôi cố bay trườn

lên đỉnh đạp vội 10 bao gạo quay đầu bay về vì phía trước đạn lửa bắn lên đầy trời và ở lại cũng khó sống. Nhìn lại phía sau phi cơ thì các anh “phe ta” lên lúc nào gần đầy phi cơ. Về đáp lại phi hành đoàn như chết đi vừa sống lại, kiểm tàu đếm tất cả 14 lỗ đạn, trục chong chóng đuôi bị bắn toát gần đứt lìa, nếu còn bay thêm có lẽ sẽ rơi như chuồn chuồn gãy cánh. Tôi về đáp xong, vị tư lệnh tiền phương kêu gọi anh em trên đỉnh núi vào hầm ẩn núp và nhiều phi tuần phản lực ào ạt oanh tạc nát vùng quanh đỉnh núi. Dứt phi tuần oanh tạc, bộ chỉ huy lại cho lệnh Đại úy Thọ hướng dẫn bay lên đỉnh núi tiếp nhưng hỏa lực địch quá mạnh và phi cơ Đại úy Thọ bị trở ngại nên đều hủy bỏ phi vụ. Lệnh cuối cùng là tất cả các binh sĩ hãy tự tìm đường giải thoát và cố tránh bom đạn đánh phủ đầu sau cùng. Chúng tôi đứng nhìn mà ngậm ngùi thương xót cho biết bao nhiêu chiến hữu phải cố mưu sinh kể cả bom đạn của

chính phe mình. Tôi có thăm dò sau này thì được biết riêng đơn vị NKT tìm về Đà Nẵng được hơn phân nửa. Căn cứ trưởng lúc đầu là Thiếu tá Nguyễn Hải Triều và say này đến phi vụ cuối cùng đã đổi chỉ huy trưởng hình như là Thiếu tá Minh, tôi không được biết nên lúc bay tôi cứ gọi Thiếu tá Triều mãi. Kính xin anh em Nha Kỹ Thuật còn ai biết rõ chiến sự Bach Mã này xin ngỏ lời ôn lại kỷ niệm đau thương này. Hiện ở Dallas có Trung úy Ngợi là một chiến hữu trước đây tôi thường gặp ở Bạch Mã, sức khỏe anh dạo này rất yếu vì đau thận. Riêng Thiếu úy Thiện đã qua đời vì bạo bệnh tại tiểu bang Oklahoma cách đây vài năm mà tôi đã được dịp hân hạnh phủ cờ cho chiến hữu.

KB. Phan Văn Phúc.

Video Tạ Ơn Anh Phi Đòan 219


Wednesday, July 3, 2013

Trúc Lâm Thiền Viện Bạch Mã lời giới thiệu


 The Pictures


Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã


Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là một thiền viện thuộc phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, là một thắng cảnh của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, giữa lòng hồ Truồi thuộc địa bàn xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được sáng lập bởi Hòa Thượng Tôn Sư Thượng Thanh Hạ Từ là ngôi thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên xây dựng ở miền Trung. Thiền Viện khởi công xây dựng vào ngày 30/3/2006 [1], đến nay đã hoàn thành gồm 3 khu vực: ngoại viện, tăng viện và ni viện với trên 20 hạng mục lớn nhỏ khác.

Đường đi

Từ thành phố Huế xuôi theo Quốc lộ I về phía nam 30 km, qua cầu Truồi, rẽ phải vào 6 km[2],vượt qua vùng đất khô cằn, thưa thớt xóm làng. Tưởng rằng:

Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ
(Núi mòn, biển cạn ngờ hết lối)
Nhưng không:

Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn.
(Liễu biếc, hoa tươi riêng một thôn).
là đến đập Truồi, Thiền viện nằm giữa lòng hồ, cách chân đập khoảng 500m (có đò đưa sang)

Chú thích



  1. ^ Tức ngày mùng 2 tháng 3 năm Bính Tuất, là ngày giỗ Đệ nhị Tổ thiền phái Trúc Lâm
  2. ^ Có bảng hướng dẫn


Bảy trăm hăm ba toán mình. Nơi xưa chiến trận, ngày nay chùa chiềng.


Giới thiệu

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ
Thích Tâm Hạnh

Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
Vào năm 1932, một Kỹ sư Công Chánh người Pháp Gacques Girard đã khám phá núi Truồi và tiến dần lên vùng Bạch Mã. Đến năm 1945, Thành phố Bạch Mã được xây dựng gần hoàn chỉnh với 139 ngôi biệt thự. Nơi ấy có chợ, có bưu điện, có bệnh viện.v.v…
Sau do chiến tranh, Thành phố này bị tàn phá, Bạch Mã tưởng chừng đã ngủ yên trong lòng người dân Huế. Gần đây, Bạch Mã được hồi sinh trở lại. Ngày ngày mây trắng phủ đầu non; khi thì trầm mặc, lúc lại bồng bềnh, có khi lại thong dong, tự tại. Nếu đứng từ động Trì Giang, hay từ cầu Lương Điền (Truồi), hoặc nhìn từ Ngự Bình (Huế), ta trông thấy những áng mây trắng lửng lờ có hình dáng như con ngựa. Vì thế, người ta gọi vùng núi này là Bạch Mã. Đối với người Tây phương, Bạch Mã được xem như là mặt trời.
Nằm cuối dãy Trường Sơn Bắc, Bạch Mã như cái rốn ở giữa Trường Sơn, giao lưu giữa hai miền Nam - Bắc, cho nên nguồn động vật và thực vật ở đây rất phong phú.
Ở độ cao 1450m, cách biển đông 5km đường chim bay, hằng ngày chúng ta có thể thưởng thức cả hai luồng gió: Lục địa và biển đông. Nhiệt độ thường khoảng từ 19 – 21 độ C, cho nên Bạch Mã được xem là một trong những vùng khí hậu lý tưởng.
Cuối dãy Bạch Hổ là mỏm núi Lưỡi Cái, cuối dãy Thanh Long là đỉnh núi Truồi, lấy ngọn Trì Giang làm Án Sơn; quả đồi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt. Có Long chầu Hổ cứ, có thủy bão sơn bao, hồn thiêng Yên tử hay suối Thiền Trúc Lâm như đang hòa quyện, tuôn trào cho linh hồn Bạch Mã càng thêm sống động.
Từ Thành phố Huế xuôi về Nam khoảng 30 km, chúng ta sẽ gặp cầu Truồi. Bên phải là con đường dẫn vào Đập Truồi, men theo dòng sông thấp thoáng dưới lũy tre làng thơ mộng. Qua một khúc quanh, chúng ta bắt gặp vùng đất khô cằn, đó đây thưa thớt xóm làng, thỉnh thoảng lại gặp một vùng đất đỏ toàn mã mồ, tưởng chừng không còn sự sống.
Nhưng không.
Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn.
(Núi mòn, biển cạn ngờ hết lối, Liễu biếc, hoa tươi riêng một thôn).
Đúng thế.
Vượt hết dốc thoải bên lưng đồi, một bức tranh thuỷ mặc sinh động bất ngờ hiện ra trước mắt chúng ta – một bán đảo giữa núi núi chập chùng, ngọn mờ, ngọn tỏ, như có, như không, soi mình xuống gương nước. Muôn chim đua hót, hòa cùng tiếng suối reo giữa đất trời thênh thang, cuốn hút lòng người. Ở đây, con người như bị thu nhỏ lại, rồi tan biến vào thênh không vô tận – nơi đó, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã sẽ được xây dựng.
Hôm nay, ngôi Thiền viện trang nghiêm đang mọc lên nơi Danh thắng Bạch Mã, sống động giữa lòng Hồ Truồi; hay một Thiền phái Trúc Lâm đang được sống dậy trong lòng người dân xứ Huế.
Thích Tâm Hạnh.






Núi Bạch Mã hay Dãy Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng. Dãy núi này nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã.

Mục lục

Vị trí

Núi là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển. Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng nằm cách Huế 60 km về phía Nam.

Đặc điểm

Núi Bạch Mã có đỉnh cao 1.444 m. Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối, rừng, ... Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vậtthực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. Bạch Mã nằm cách biển chỉ có 18 km nên hòa với không khí của rừng núi là chút hương vị của biển.

Lịch sử

Cho đến đầu thế kỷ 20Bạch Mã chỉ là một khu rừng núi hoang sơ, chưa ai khai phá nhưng đến cuối năm 1925, kế hoạch thành lập và bảo tồn khu vườn quốc gia gần Huế đã làm mọi người chú ý đến vùng núi này.
Một kỹ sư người Pháp là Girard đã tổ chức khai phá vùng núi này vào năm 1932 nhằm phát triển du lịch của Bạch Mã. Sự việc này gia tăng số lượng khu nghỉ mát ở trên núi gồm các biệt thự, khách sạn và kéo theo đó là phát triển giao thông công cộng. Dù vậy các công trình này chủ yếu phục vụ giới thượng lưu có tiền thời đó cùng các quan chức của Pháp.
Sau khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam kết thúc vào năm 1954, Bạch Mã bị lãng quên khiến các ngôi nhà xây trên núi bị thời gian phá dần. Phải đến năm 1960, chính phủ Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập lại Vườn quốc gia Bạch Mã nhưng chiến tranh tiếp tục kéo dài liên miên. Khu Bạch Mã được dùng làm căn cứ quân sự của quân đội Mỹ trong chiến tranh.
Sau năm 1975  đã có nhiều dự án phát triển trồng trọt tại khu này nhưng vẫn thất bại do điều kiện thời tiết. Với sự thành lập chính thức Vườn quốc gia Bạch Mã của chính phủ Việt Nam, Bạch Mã đã dần dần được bảo tồn và phát triển phục vụ du lịch.